Hợp chuẩn thức ăn thủy sản – Từ trách nhiệm đến lợi ích (14/06/2016)

Ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thủy sản, đồng thời chiếm 65-80% chi phí nuôi trồng nên thức ăn thủy sản trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở nuôi trồng. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều sản phẩm thức ăn thủy sản không đạt được các chỉ tiêu về chất lượng, gây ra nhiều khó khăn cho hoat động nuôi trồng. Điều này dẫn đến người nuôi cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thức ăn thủy sản, các cơ quan chức năng cũng siết chặt hơn khâu quản lý chất lượng của sản phẩm này.


Hình ảnh minh họa

Bắt đầu hoạt động từ năm 2008, Công ty TNHH thức ăn thủy sản New Hope Đồng Tháp có thị trường tiêu thụ khá rộng ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đến nay, công ty đạt sản lượng 7000 tấn/năm, với đa dạng các sản phẩm thức ăn thủy sản. Một trong các hoạt động liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công ty là chứng nhận và công bố hợp chuẩn.

Chị Nguyễn Thị Thúy An, đại diện New Hope Đồng Tháp cho biết: “Chứng nhận và công bố hợp chuẩn là thực hiện theo đúng quy định về quản lý thức ăn thủy sản. Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, được các chuyên gia tới đánh giá, đưa ra các kiến nghị cải tiến và được sử dụng dấu hợp chuẩn, công ty đạt được nhiều lợi ích như sản phẩm có chất lượng tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo được niềm tin với khách hàng”.

Chia sẻ về sự cần thiết và lợi ích của chứng nhận hợp chuẩn của chị Thúy An cũng là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản ở trong nước.

Hiện nay, thức ăn thủy sản thuộc nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, hoạt động kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản dựa trên tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia và kết quả của công tác thử nghiệm mẫu.

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủy sản đáp ứng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia thì chứng nhận và công bố hợp chuẩn (phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia) là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Cụ thể, theo Nghị định 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi,

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm có: Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi gồm có: Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi gồm có:

+ Sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

+ Kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

- Đồng thời, theo Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, một trong những thủ tục để đăng ký thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn thủy sản) được phép lưu hành bao gồm: Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới.

Như vậy, theo luật định, hợp chuẩn thức ăn thủy sản là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản. Qua đó, thức ăn thủy sản được đảm bảo về chất lượng khi lưu thông trên thị trường. Vật nuôi thủy sản được bảo vệ về sức khỏe, khả năng tăng trưởng và có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, đẩy mạnh hiệu quả kinh tế.

Đồng thời, khi thực hiện hoạt động chứng nhận và công bố hợp chuẩn, được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và chứng minh điều đó với khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

Đối với thức ăn thủy sản, hiện có 4 tiêu chuẩn quốc gia:

- TCVN 9964:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú;

- TCVN 10300:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi;

- TCVN 10301:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá giò và cá vược;

- TCVN 10325:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.

Để công bố hợp chuẩn thì lựa chọn một tổ chức thứ ba để chứng nhận hợp chuẩn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thông qua quá trình đánh giá chứng nhận, các chuyên gia sẽ đưa ra nhiều kiến nghị, cải tiến giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn.

VinaCert là tổ chức chứng nhận hợp chuẩn thức ăn thủy sản uy tín, chuyên nghiệp. Năng lực chứng nhận hợp chuẩn của VinaCert được công nhận bởi Tổ chức công nhận Quốc tế JAS-ANZ, qua đó được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

 

 

VINACERT
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 61
Tổng truy cập: 10578992