Yêu cầu chung đối với SX, chế biến, ghi nhãn

Sản xuất theo tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ ngày càng được nhiều người quan tâm và được khuyến khích bởi những quy định nghiêm ngặt ở tất cả các khâu. Điều đó giúp làm các giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như nâng cao chất lượng sống của người tiêu dùng. Vậy các yêu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được quy định như thế nào?

1. Sản xuất

1.1 Khu vực sản xuất

Khu vực sản xuất hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, Công nghiệp, bệnh viện.

Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện. Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương.

1.2 Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

Sản xuất hữu cơ phải thực hiện giai đoạn chuyển đổi từ sản xuất không hữu cơ. Các hoạt động trong giai đoạn chuyển đổi phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ cụ thể.

1.3 Duy trì sản xuất hữu cơ

Cơ sở phải duy trì sản xuất hữu cơ liên tục. Không được chuyển đổi qua lại giữa khu vực sản xuất hữu CƠ và khu vực sản xuất không hữu cơ, trừ khi có lý do thích hợp để chấm dứt sản xuất hữu cơ trên khu vực đã được chứng nhận hữu cơ và trong những trường hợp yêu cầu chuyển đổi được áp dụng.

1.4 Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ

Nếu thực hiện sản xuất hữu cơ và sản xuất không hữu cơ tại cùng một cơ sở thì các hoạt động sản xuất không hữu cơ không được gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của khu vực sản xuất hữu cơ. Phải tách biệt khu vực sản xuất hữu cơ, sản phẩm hữu cơ với khu vực sản xuất không hữu cơ, sản phẩm không hữu cơ, ví dụ: dùng các rào cản vật lý, sản xuất các giống khác nhau hoặc bố trí thời vụ sao cho thời điểm thu hoạch là khác nhau, cách thức bảo quản sản phẩm và vật tư, nguyên liệu đầu vào.

1.5 Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Trong sản xuất hữu cơ, không thực hiện các hoạt động có tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn đã, được cơ quan có thẩm quyền công nhận, ví dụ: khu bảo tồn động vật hoang dã, rừng đầu nguồn. Phải duy trì và/hoặc tăng cường đa dạng sinh học đối với các khu vực sản xuất, trong mùa vụ và ở những nơi có thể trồng những cây khác với cây trồng hữu cơ.

1.6 Kiểm soát ô nhiễm

Trong sản xuất hữu Cơ, phải hạn chế tối đa việc sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào là các chất tổng hợp trong tất cả các giai đoạn sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối; không được để người và môi trường xung quanh phơi nhiễm với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, chế biến đến cơ sở và môi trường xung quanh.

Phải có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp sự ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn hữu CƠ của chuỗi cung ứng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm việc sử dụng vùng đệm hoặc hàng rào vật lý được nêu trong 5.1.1

Phải có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm từ thiết bị, dụng cụ, bao gồm việc vệ sinh thiết bị, dụng cụ và lưu hồ sơ. Nếu nghi ngờ có sự ô nhiễm, phải nhận diện và xử lý nguồn gây ô nhiễm. Cần có sự phân tích, đánh giá thích đáng khi nhận diện được nguy cơ cao do sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào không được phép sử dụng.

Sau khi nhận diện được chất thải và chất gây ô nhiễm, phải xây dựng và thực hiện kế hoạch để tránh hoặc giảm chất thải và chất ô nhiễm. Các chất thải trong quá trình sản xuất được thu gom và xử lý nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm. Các chất thải hữu cơ được xử lý đúng cách để tái sử dụng, các chất thải không tái sử dụng được xử lý đúng cách tránh gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất và môi trường xung quanh.

1.7 Các công nghệ không thích hợp

Không sử dụng các công nghệ có hại cho sản xuất hữu cơ.

Không sử dụng mọi sản phẩm, vật tư, nguyên liệu có nguồn gốc GMO ở tất cả các giai đoạn sản xuất hữu cơ,

Không sử dụng bức xạ ion hóa (chiếu xạ) để kiểm soát sinh vật gây hại.

1.8 Các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ

Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ:

– các chất này phù hợp với các nguyên tắc của sản xuất hữu cơ,

– việc dùng các chất này thực sự cần thiết và quan trọng đối với việc sử dụng được dự kiến;

– việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc không góp phần vào các tác động có hại đối với môi trường;

– các chất này ít gây tác động bất lợi nhất đến sức khỏe và chất lượng sống của người hoặc động vật,

– các chất thay thế đã được phê duyệt không có đủ số lượng và/hoặc chất lượng.

Yêu cầu chi tiết và danh mục các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ được nêu trong các tiêu chuẩn cụ thể.

2. Sơ chế

Trong quá trình sơ chế, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.

Không sử dụng các Công nghệ không thích hợp nêu trong 5.1.7.

3. Chế biến

3.1 Yêu cầu chung

Trong quá trình chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp đề ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu Cơ.

Quá trình chế biến phải tuân thủ thực hành vệ sinh tốt.

3.2 Thành phần cấu tạo của sản phẩm

Sản phẩm hữu cơ phải được chế biến từ các thành phần hữu Cơ, ngoại trừ:

– các thành phần không sẵn có ở dạng hữu cơ;

– các chất được phép sử dụng theo quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này, bao gồm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, nước, muối, chế phẩm vi sinh vật và enzym, chất khoáng (bao gồm các nguyên tố vi lượng), vitamin, axit béo thiết yếu, axit amin thiết yếu và các vi chất dinh dưỡng khác dùng trong thực phẩm với các mục đích dinh dưỡng đặc biệt.

Cùng một thành phần trong sản phẩm không được vừa có nguồn gốc từ hữu cơ vừa có nguồn gốc không hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang hữu cơ.

Các thành phần cấu tạo của sản phẩm, bao gồm cả phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hướng liệu phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm.

Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được nêu trong 5.1.8. Danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu cơ được nêu trong A.1, Phụ lục A của tiêu chuẩn này.

3.3 Phương pháp chế biến

Nên dùng các phương pháp chế biến cơ học, vật lý hoặc sinh học, giảm thiểu việc dùng các chất tổng hợp và các phụ gia.

Không sử dụng các Công nghệ không thích hợp nêu trong 5.1.7.

Trong quá trình lọc, không được sử dụng thiết bị lọc chứa amiăng hoặc các chất và các kỹ thuật có thể gây ô nhiễm cho sản phẩm. Chỉ sử dụng các chất hỗ trợ chế biến (chất lọc và chất trợ lọc) nêu trong A. 1, Phụ lục A của tiêu chuẩn này.

3.4 Kiểm soát sinh vật gây hại

Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình chế biến. Cần sử dụng các biện pháp sau đây theo thứ tự ưu tiên:

a) Biện pháp quản lý sinh vật gây hại trước hết phải là các biện pháp phòng ngừa, ví dụ: phá bỏ các ổ trú ngụ của sinh vật gây hại,

b) Nếu các biện pháp phòng ngừa chưa đủ để kiểm soát được sinh vật gây hại thi sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học,

c) Nếu việc kiểm soát sinh vật gây hại bằng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học cũng không kiểm soát được sinh vật gây hại thì có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của TCVN 11041-2:2017 nhưng phải có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc của chúng với sản phẩm hữu cơ.

VÍ DỤ: Các biện pháp cụ thể để kiểm soát sinh vật gây hại: rào cản vật lý, tiếng động, sóng siêu âm, ánh sáng, tia cực tím, bẫy pheromon, bẫy có bà hoặc mồi nhử, nhiệt độ cỎ kiểm soát, không khí có kiểm soát, đất diatomit…

3.5 Yêu cầu về vệ sinh đối với quá trình chế biến

Việc làm sạch, vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm không được gây ô nhiễm sản phẩm. Đối với các chất làm sạch, chất khử trùng có thể tiếp xúc với thực phẩm, chỉ sử dụng các chất được nêu trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp các chất nêu trên không có hiệu quả trong việc làm sạch, vệ sinh, khử trùng và bắt buộc sử dụng các chất khác thì các chất đó không được gây ô nhiễm cho sản phẩm hữu cơ.

4. Bao gói

Quá trình bao gói không được gây ô nhiễm cho sản phẩm. Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm [sl.141. Nên chọn vật liệu bao gói từ các nguồn có thể phân hủy bằng sinh học, được tái sinh hoặc có thể tái sinh.

CHÚ THÍCH: Việc tái sử dụng bao bì có thể làm cho sản phẩm mất tính toàn vẹn hữu Cơ.

5 Ghi nhãn

5.1 Việc ghi nhãn phải đáp ứng quy định về nhãn hàng hóa (“lal và các quy định cụ thể sau đây:

a) Nhãn sản phẩm phải liệt kê đầy đủ các thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp theo phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích.

Đối với các thành phần là phụ gia thực phẩm: ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.

Đối với các gia vị hoặc chất chiết từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2 % khối lượng sản phẩm, chỉ cần ghi: “gia vị”, “các gia vị” hoặc “gia vị hỗn hợp”.

Đối với các loại thảo mộc hoặc các phần của thảo mộc dùng riêng hoặc kết hợp nhưng không vượt quá 2 % khối lượng sản phẩm, chỉ cần ghi: “thảo mộc” hoặc “thảo mộc hỗn hợp”.

b) Nhãn sản phẩm phải có thông tin về nhà sản xuất, đóng gói hoặc phân phối và tên gọi và/hoặc mã số của tổ chức chứng nhận.

5.2 Sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhận liên quan đến cụm từ “hữu cơ”.

a) Chi Công bố sản phẩm là “100 % hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100 % thành phần cấu tạo là hữu cơ [tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng”, không tính nước và muối (natri clorua)].

b) Chi công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95 % thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không được nêu trong Bàng A.2, Phụ lục I của tiêu chuẩn này.

c) Chỉ Công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70 % thành phần cấu tạo là hữu Cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối).

d) Không được ghi nhận là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70 % (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê.

5.3 Nhãn sản phẩm phải phân biệt sản phẩm đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ với sản phẩm hữu cơ bằng cách ghi rõ “đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương.

6. Bảo quản và vận chuyển

Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải Có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm do sản phẩm phơi nhiễm với các chất không được phép sử dụng và để ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.

Khi chỉ một phần của cơ sở được chứng nhận, các sản phẩm không áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ phải được bảo quản riêng và phải được nhận diện.

Kho chứa sản phẩm hữu cơ được bảo quản rời phải tách biệt với kho chứa sản phẩm không hữu cơ và phải được nhận diện.

” Trong trường hợp sản phẩm chứa cả chất rắn và chất lỏng, tỷ lệ phần trăm được tính theo khối lượng.

Khu vực bảo quản và các phương tiện vận chuyền sản phẩm hữu cơ phải được làm sạch bằng các phương pháp và vật liệu được phép dùng trong sản xuất hữu cơ; đối với các chất làm sạch, chất khử trùng có thể tiếp xúc với thực phẩm, chỉ sử dụng các chất được nêu trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm từ các loại thuốc bảo vệ thực vật và các chất bảo quản không được nêu trong A.2, Phụ lục A của TCVN 11041-2:2017 trước khi sử dụng khu vực bảo quản hoặc phương tiện vận chuyển không chuyên dùng cho các sản phẩm hữu cơ.

Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản và vận chuyển như nêu trong 5.3.4.

7. Kế hoạch sản xuất hữu cơ

Cơ sở phải thiết lập kế hoạch sản xuất hữu cơ đối với các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến. Kế hoạch sản xuất hữu cơ phải bao gồm:

a) Bản mô tả các biện pháp thực hành và các quy trình phải thực hiện, bao gồm cả tần suất thực hiện;

b) Danh sách vật tư, nguyên liệu đầu vào, bao gồm thông tin về thành phần, nguồn cung cấp, địa điểm Sử dụng và tài liệu kèm theo, nếu có;

c) Bản mô tả các biện pháp thực hành và các quy trình giám sát cần thực hiện, bao gồm cả tần suất thực hiện, để xác minh rằng kế hoạch sản xuất hữu cơ được thực hiện có hiệu quả

d) Bản mô tả hệ thống hồ sơ lưu trữ được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ;

e) Bản mô tả các biện pháp thực hành và các rào cản vật lý được thiết lập để phân tách sản phẩm hữu cơ và sản phẩm không hữu cơ và để ngăn ngừa sự tiếp xúc của quá trình sản xuất hữu cơ và sản phẩm hữu cơ với các chất không được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ;

f) Các thông tin bổ sung cần thiết nhằm tuân thủ các quy định có liên quan.

8. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Việc lưu giữ hồ sơ nhằm đảm bảo truy xuất được tính toàn vẹn trong toàn bộ hoạt động sản xuất hữu cơ và khả năng thu hồi sản phẩm bằng cách theo dõi dữ liệu sản xuất (ví dụ: dữ liệu về vật tư, nguyên liệu đầu vào) và số lượng của từng bước trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc bán hàng.

tại điểm sản xuất và được ghi lại trên bản đồ. Tên hoặc mã hiệu của địa điểm được lưu giữ lại trên tất cả các tài liệu và hồ sơ liên quan đến địa điểm đó.

b) Cơ sở phải duy trì hồ sơ về việc mua hàng, kiểm kê hàng tồn kho của tất cả các vật tư, nguyên liệu đầu vào sử dụng cho sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

c) Tài liệu, hồ sơ phải nhận diện rõ nguồn gốc, quá trình vận chuyển, sử dụng và kiểm kê các vật tư, nguyên liệu đầu vào không hữu cơ ở tất cả các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, ghi nhãn, bảo quản.

d) Hồ sơ, tài liệu và cơ sở dữ liệu phải cho phép truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm hữu cơ tại bất cứ thời điểm nào.

e) Các hồ sơ nói trên (bao gồm cả các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng nhà thầu phụ) phải được lưu trữ trong ít nhất 5 năm.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 65
Tổng truy cập: 10583821