Chứng nhận hợp quy TĂCN nhập khẩu

 

MỞ RỘNG TẤT CẢ THU HẸP TẤT CẢ
1

Tổng quan về kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Chi tiết

Điều 43 Luật Chăn nuôi 2018 quy định nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi như sau:

Đối với nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thương mại sản xuất và lưu hành trong nước bao gồm:

- Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có)

- Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi

- Việc thực hiện ghi nhãn sản phẩn thức ăn chăn nuôi

- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong đó tập trung kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu chất chính trong thức ăn chăn nuôi.

Đối với nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn truyền thống bao gồm:

- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;

- Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;

- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Đối với nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng và công bố hợp quy (nếu có);

- Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;

- Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu.

Đối với nội dung kiểm tra nhà nước về thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về bao gồm:

- Kiểm tra về nguyên nhân thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về;

- Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;

- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:

a) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi;

b) Được mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;

b) Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm chất lượng, thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi;

c) Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhằm duy trì chất lượng thức ăn chăn nuôi;

d) Niêm yết giá và chấp hành việc kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Không mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;

g) Chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

h) Ghi và lưu các thông tin của thức ăn chăn nuôi trong quá trình mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;

i) Xây dựng quy trình đánh giá và lựa chọn tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với hợp đồng mua bán, tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật.

 

Theo đó, cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có quyền và nghĩa vụ như quy định trên.

2

Quy định về kiểm dịch thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu

Chi tiết

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, không phải bất kỳ sản phẩm thức ăn chăn nuôi nào trước khi nhập khẩu cũng yêu cầu phải thực hiện kiểm dịch. Vậy, khi nào thức ăn chăn nuôi phải thực hiện kiểm dịch?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi (vật nuôi trên cạn và thủy sản) được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc dạng thực phẩm chức năng.

Theo khoản 2 Điều 47 Luật Thú y quy định đối với sản phẩm động vật nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch: Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;

Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Luật thú y 2015 quy định, sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm: Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;

Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.

Dựa trên danh mục các sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch được ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT quy định thức ăn gia súc, gia cầm chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật phải thực hiện kiểm dịch khi nhập khẩu sản phẩm.

Theo quy định trên, thức ăn chăn nuôi có chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật (Ví dụ như: Thịt lợn,  thịt bò, cá hồi…) phải thực hiện kiểm dịch động vật.

Thủ tục kiểm dịch thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu

Kiểm dịch thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là các biện pháp của Nhà nước áp dụng cho thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật để tránh việc sản phẩm được làm từ động vật đó có thể mang theo mầm bệnh làm lây lan vào vật nuôi và môi trường vật nuôi trong nội địa, chứ không phải là kiểm soát các tác nhân gây ra bệnh cho con người.

Ví dụ như tại một quốc gia nào đó đang có dịch bò điên nên nhiều nước cấm nhập khẩu các sản phẩm có chứa thịt bò được sản xuất từ quốc gia đó, bao gồm cả các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, có những sản phẩm thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mặc dù đã thực hiện thủ tục công bố nhưng không đạt kết quả kiểm dịch cũng sẽ không thể thông quan nhập khẩu.

Các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề này và nên tránh lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần từ động vật được sản xuất từ các nước đang có dịch bệnh để tránh những rủi ro khi làm thủ tục hải quan.

Làm kiểm dịch ở đâu và khi nào?

Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật, chủ hàng phải gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Cục thú y sẽ  có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) hoặc gửi thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp).

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;

b) Đối với sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.

Kiểm dịch động vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc động vật

Một trong những thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp cần chú ý đó là có một số mặt hàng cần phải được làm kiểm dịch động vật như: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ…

Doanh nghiệp cần làm hồ sơ để nộp cho Cục Thú y (đối với thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Cục Thủy sản (đối với thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật. Sau khi đã có Giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ làm việc với Chi cục Thú y để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng (hoặc tại kho – trong trường hợp đã được cơ quan Hải quan cho phép mang hàng hoá về kho riêng để bảo quản), lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa theo quy định.

Kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc thực vật

Các mặt hàng phải làm kiểm dịch đó là khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô… Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải làm hồ sơ nộp Chi Cục Kiểm dịch thực vật. Sau đó sẽ được lấy mẫu để kiểm định giống như làm kiểm dịch động vật, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa theo quy định. Tuy nhiên với các mặt hàng có nguồn gốc thực vật, doanh nghiệp không cần xin giấy phép kiểm dịch.

Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Doanh nghiệp sau khi có được giấy đăng kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, sẽ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với cơ quan hải quan. Thành phần hồ sơ gồm:

+ Hóa đơn thương mại;

+ Vận đơn;

+ Hóa đơn cước biển (phụ phí);

+ Giấy đăng ký kiểm dịch;

+ Giấy kiểm tra chất lượng v.v..

Sau khi xem xét giấy tờ nếu như không cần điều chỉnh thì sẽ được phê duyệt lô hàng nhập về.  Nếu như cơ quan hải quan trả kết quả luồng Đỏ thì hải quan sẽ yêu cầu được kiểm tra thực tế hàng hoá. Khi đó, doanh nghiệp tiếp tục chờ để có kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm dịch… sau đó nộp cho hải quan thì hàng mới được phép thông quan.

3

Lợi ích của kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Chi tiết

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP)

Căn cứ Nghị định 39/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là một trong số các đối tượng bắt buộc kiểm tra nhà nước.

Các doanh nghiệp cần xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu dùng để làm thủ tục khai hải quan; khi đã được xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra thì doanh nghiệp được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong giấy đăng ký kiểm tra. Doanh nghiệp phải giữ nguyên hiện trạng hàng hóa, không được sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn trước khi có kết quả xác nhận chất lượng.

4

Vì sao nên lựa chọn dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhập khẩu của VinaCert

Chi tiết

VinaCert là tổ chức chứng nhận đầu tiên tại Việt Nam được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu; Chỉ định Phòng thử nghiệm thuộc VinaCert là Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi.

(Xem năng lực Cơ quan Nhà nước chỉ định VinaCert tại Đây)

Năng lực thử nghiệm của VinaCert được công nhận và thừa nhận rộng rãi trên thế giới: VinaCert là tổ chức thử nghiệm đầu tiên  duy nhất của Việt Nam có 03 Phòng thử nghiệm được Hiệp hội Công nhận Phòng thử nghiệm Hoa Kỳ (A2LA - thành viên của Hiệp hội Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế ILAC), công nhận đủ năng lực theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017 - Yêu cầu chung về năng lực của Phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn - trong cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa.

(Xem Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2017 đối với Trung tâm phân tích, Phòng thử nghiệm của VinaCert tại Tp. Hà Nội; Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Cần Thơ tại Đây)

Kết quả thử nghiệm của VinaCert được thừa nhận rộng rãi trên thế giới thông qua dấu hiệu công nhận ILAC-MRA A2LA trên phiếu kết quả thử nghiệm.

Dấu hiệu của sự thừa nhận toàn cầu ILAC-MRA A2LA trên phiếu kết quả thử nghiệm của VinaCert:

Dấu hiệu của sự thừa nhận toàn cầu ILAC-MRA A2LA trên phiếu kết quả thử nghiệm của VinaCert

VinaCert hỗ trợ khách hàng thủ tục nhập khẩu trên trang hải quan một cửa quốc gia: Đăng ký tài khoản, khai báo hàng hóa, xem tình trạng đơn hàng...

VinaCert có hệ thống chi nhánh trải khắp các thành phố trực thuộc Trung ương nên rất thuận tiện trong việc cung cấp dịch vụ cho Quý khách hàng, giúp Quý khách tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.

VinaCert cung cấp dịch vụ chứng nhận kho bãi đủ điều kiện lưu trữ sản phẩm để phục vụ khách hàng muốn lưu trữ sản phẩm tại kho bãi của doanh nghiệp nhằm giảm chi phí kho bãi.

VinaCert giải quyết được việc khách hàng cần kết quả thử nghiệm sớm (kể cả ngày nghỉ, lễ) để giảm chi phí thuê kho bãi.

Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, lấy mẫu thực phẩm bởi cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam có thẩm quyền (Cục Chăn nuôi, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản NAFIQAD, Cục An toàn Thực phẩm).

Đội ngũ phân tích viên là những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, thử nghiệm, được đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 - Chuẩn mực chung cho các hoạt động thử nghiệm.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 54
Tổng truy cập: 10969054