Doanh nhân Việt Nam “Đột phá để thành công – Thay đổi để dẫn đầu” (12/10/2022)

Tháng 10 được coi là tháng của doanh nhân Việt Nam với sự kiện kỷ niệm vào ngày 13/10.

Ngày 13/10/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi giới Công thương Việt Nam, trong đó có đoạn nhấn mạnh rằng: “… Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh thǎm Nhà máy diêm Thống Nhất năm 1956

Trải qua 77 năm kể từ ngày bác Hồ gửi thư đến các Công thương, đến nay bức thư ấy vẫn còn nguyên giá trị, bức thư thể hiện được đường lối đúng đắn và chỉ dẫn mang tính chiến lược của Người đối với việc khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng và kiến thiết đất nước.

Với ý nghĩa đó, ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, trong đó nêu rõ: Hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu:

- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trài thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Trong 18 năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển, điển hình là Luật Doanh nghiệp đã có những quy định nhằm điều chỉnh và bảo hộ cho hoạt động của Doanh nhân.

Năm 2011, Đảng ta cũng đã có nghị quyết riêng về Doanh nhân là Nghị quyết 09-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tháng 6/2017, hai nghị quyết của Trung ương đã được ban hành: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều đó thể hiện Đảng, Nhà nước và nhân dân càng ngày càng nêu cao vai trò và động lực của Doanh nhân trong sự nghiệp chung vì dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội.

Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước, các tổ chức lớn trên thế giới, vai trò của các doanh nhân lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ gồng gánh trên vai những áp lực rất lớn. Họ cần là một đôi ngũ lớn mạnh về cả số lựng và chất lượng, là thành phần đặc biệt quan trọng của nền kinh tế nước nhà.

Với vai trò to lớn này, sự ra đời của ngày doanh nhân Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy các nhà doanh nhân Việt Nam- những cá nhân, tổ chức; giúp họ nhận thức rõ ràng và đúng đắn về trách nhiệm và vai trò của mình trong phong trào thi đua hăng hái phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế xã hội, hòa nhập với năm châu bốn biển. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân; hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.

Sự ra đời của ngày này còn với mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động tìm tòi, học hỏi và sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân. Bên cạnh đó, biểu dương, khen thưởng bằng cách hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh tốt, làm đúng chủ trường, đường lối của Đảng, của pháp luật Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và pháp triển doanh nghiệp. 


Doanh nhân Nguyễn Hữu Dũng

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert (25/7/2007-25/7/2022), Chủ tịch HĐQT - Doanh nhân Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh rằng, Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, nhiều chuyên môn nghiệp vụ và cả kiến thức, kỹ năng đều phải tự học, vừa làm, vừa học từ nước ngoài,... vậy mà tập thể VinaCert đã luôn chủ động nắm bắt thời cơ, không ngừng học hỏi và tự học để từ đó làm chủ công việc, làm chủ cuộc sống, tự tin khẳng định mình và vươn lên trở thành một trong những tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng đầu của Việt Nam hiện nay.

Bằng sự đoàn kết, cảm thông, thấu hiểu, sau 15 năm hoạt động, VinaCert đã góp phần xây dựng được một hệ sinh thái cho các dịch vụ khoa học công nghệ, bao gồm các lĩnh vực: Công nhận, chứng nhận, giám định, thử nghiệm/ hiệu chuẩn. Đặc biệt, hệ sinh thái đó đã tạo nền tảng vững chắc cho hệ sinh thái lớn hơn mà chúng ta đang xây dựng hiện nay, đó là sản xuất cung ứng sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn”, Doanh nhân Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ.

 VP-VinaCert

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 42
Tổng truy cập: 10554348