VfSC - Công nghệ số trong quản lý các cơ sở chăn nuôi (29/11/2024)

Ngày 28/11/2024, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi. Đại diện Công ty VinaCert đã giới thiệu đến Hội thảo những tiện ích và giá trị vượt trội do phần mềm VfSC mang lại.


Toàn cảnh hội thảo.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam - ông Nguyễn Ngọc Sơn, chăn nuôi Việt Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ từ lượng sang chất, từ nông hộ quy mô nhỏ sang công nghiệp, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học.

Đây là hướng đi đúng đắn, bởi nó không chỉ góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, mà còn giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, áp dụng khoa học, kỹ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng các giải pháp truyền thống để quản lý trang trại, nhiều năm gần đây, các chủ trang trại đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cao bằng việc đưa các thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến, bao gồm máy móc, thiết bị, giải pháp, phần mềm hiện đại, dẫn đến hiệu quả quản lý, tăng năng suất và chất lượng được nâng cao.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đã góp phần thay đổi nhanh chóng ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung, lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Internet, trí tuệ nhân tạo, blockchain... đang dần đơn giản hóa và hợp lý hóa việc thu thập, các khâu kiểm tra, phân phối tổng thể, giúp cải thiện hiệu quả, năng suất sản xuất. Thời gian gần đây, một số địa phương và doanh nghiệp ở nước ta cũng đã có nhiều hoạt động thúc đẩy "số hóa" trong chăn nuôi”, ông Sơn nhấn mạnh.

Trên quan điểm đó, đại diện các đơn vị có liên quan đã đưa ra các giải pháp chuyển đổi số thông minh trong chăn nuôigiúp tăng hiệu suất sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường sức khỏe và sinh sản của đàn vật nuôi.

Các giải pháp này cũng giúp việc quản lý dễ dàng hơn khi theo dõi sức khỏe, cân nặng, tuổi tác của từng con vật một cách chính xác và thuận tiện. Cùng với đó, hỗ trợ xác định cá thể một cách chính xác, giúp quản lý thông tin và phân biệt giữa các con vật trong đàn; tăng tính tiện lợi và chính xác khi giảm thiểu sai sót trong việc ghi nhận thông tin về vật nuôi, hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.


Phần mềm VfSC thu hút sự quan tâm của các đại biểu dự Hội thảo. 

Điển hình như phần mềm VfSC được giới thiệu bởi Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert. Đây là một phần mềm mở, áp dụng công nghệ Block Chain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam theo nguyên tắc “Từ trang trại đến bàn ăn” cho các trang trại chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cây cảnh.

VfSC xây dựng các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn VietGAP; AseanGAP; GlobalG.A.P; ASC. 

Sau khi đăng ký tài khoản sử dụng phần mềm VfSC, các trang trại sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAHP và thực hiện theo quy trình chăn nuôi để truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo nguyên tắc “từ trang trại đến bàn ăn”.


Mô hình "Chăn nuôi gà thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAHP, ứng dụng công nghệ Blockchain" của gia đình ông Nguyễn Công Hải ở xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Mô hình được chứng nhận theo phương thức e.GAP. Ảnh: Báo Nghệ An.

Ứng dụng phần mềm VfSC có hệ thống cảnh báo, nhắc việc định kỳ, chỉ sử dụng vật tư chăn nuôi có nguồn gốc chất lượng rõ ràng, kiểm soát được vật tư, hóa chất, hạn sử dụng, kiểm soát được chi phí, lãng phí, giúp các trang trại đạt được hiệu quả và lợi ích vượt trội...

Cũng tại hội thảo, các đại biểu cho rằng cùng với việc ứng dụng số hóa, các cơ sở sản xuất chăn nuôi nên sử dụng dược liệu để thay thế cho kháng sinh. Đây là một giải pháp mang tính đột phá, vừa giúp tăng cường sức đề kháng của vật nuôi một cách tự nhiên, vừa giúp bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, giúp phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng sinh học, tuần hoàn, phù hợp với xu thế chăn nuôi hiện đại.

Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nông nghiệp được xác định là một trong 8 ngành ưu tiên chuyển đổi số. Trong đó có chuyển đổi số trồng trọt, chăn nuôi,truy xuất nguồn gốc, kiểm tra thời gian canh tác... Dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình "số hóa" do người tiêu dùng phải thay đổi thói quen và sử dụng thương mại điện tử. Từ đó, nông dân phải đưa hàng hóa lên sàn và tham gia số hóa sản phẩm.

VP VinaCert

 

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 34
Tổng truy cập: 11336742