VinaCert đồng hành cùng doanh nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất theo VietGAP (06/06/2017)

Sản xuất các sản phẩm nông sản sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc áp dụng quy trình sản xuất theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc là một trong những bước cần thiết để đưa ngành nông nghiệp nước ta đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, cạnh tranh với ngành hàng nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu. Đồng hành cùng chuỗi nông sản an toàn VietGAP, trong những năm qua VinaCert đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa bà con và doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị sản xuất; phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP.

VietGAP là chữ viết tắt tiếng Anh “Vietnamese Good Agricultural Practices”, có nghĩa là "Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam" và được xây dựng dựa trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP ra đời trước đó: Global GAP (Gap toàn cầu), AseanGAP và các GAP khác trên thế giới, bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm ATTP, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất, thu hoạch và sơ chế.


Mô hình áp dụng KHCN trong canh tác Dâu tây VietGAP tại Mộc Châu, Sơn La (Ảnh TL VinaCert)

Để hưởng lợi cao nhất mục tiêu và lợi ích do các tiêu chuẩn GAP mang lại, Bộ NN&PTNT đã lần đầu tiên ban hành tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) của Việt Nam tại quyết định số 379/QĐ-BNN ngày 28/01/2008. Tiếp đó là Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) cho bò sữa, bò thịt, dê sữa, dê thịt, lợn, gà, ngan - vịt và ong; Quyết định số 4835/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/11/2015 về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei) và tôm sú (P.monodon).


Chuyên gia Đỗ Thành Muôn (bên trái) đánh giá VietGAP tại khu vực nuôi cá tra thuộc Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Ảnh TL VinaCert)

Để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, người sản xuất cần nghiên cứu và áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng, vật nuôi dự kiến, sau đó tiến hành tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo các tiêu chí VietGAP tương ứng xem có đạt hay không. Việc tiếp theo là liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP đã được Cục trồng trọt, Cục chăn nuôi và Tổng cục Thủy sản chỉ định như VinaCert để được hướng dẫn đăng ký chứng nhận.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, tuân thủ nghiêm các quy định của Quy trình VietGAP tương ứng trong sản xuất nông nghiệp với việc doanh nghiệp làm đầu mối đóng vai trò chính đang được chứng minh là mô hình phù hợp trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm, từng bước phát triển chuỗi liên kết sản xuất.

Điều đó giúp cho việc quy hoạch vùng sản phẩm theo quy mô lớn của doanh nghiệp và việc ứng dụng khoa học công nghệ của bà con được thuận tiện hơn, giúp 2 bên không ngừng gia tăng giá trị của sản phẩm, tăng lợi nhuận và góp phần to lớn vào việc đảm bảo vệ sinh ATTP.

Đây cũng là một trong những điều kiện để các doanh nghiệp đầu mối phải thỏa mãn để tham gia và phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp.

Đồng hành cùng chuỗi giá trị đó, VinaCert đã cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia sản xuất và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước sau khi được đánh giá đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP.


Chuyên gia Nguyễn Văn Chung thực hiện đánh giá giám sát nhằm xác định sự phù hợp của sản phẩm và điều kiện sản xuất của cơ sở sản xuất của VinEco tại Đồng Nai (Ảnh TL VinaCert)

Trong đó có các doanh nghiệp điển hình như: Công ty TNHH Nông Nghiệp Đồng Nai – VinEco; Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam; Công ty TNHH Nông nghiệp Làng Sen Việt Nam; Công ty TNHH Thương mại – sản xuất Trại Việt (VietFarm); Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội Xanh;…

Là một trong những thành viên của Tập Đoàn Vingroup, Công ty TNHH Nông nghiệp Đồng Nai – VinEco tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp từ tháng 3/2015 với tổng vốn đầu tư lên tới 2.000 tỉ đồng, quy mô 1.000 nhân sự.

Để đảm bảo chất lượng và ATTP cho sản phẩm nông sản, VinEco đã áp dụng quy trình sản xuất tập trung khép kín, tuân thủ nghiêm các tiêu chí về chất lượng và ATTP của VietGAP và đã được VinaCert đánh giá, cấp giấy chứng nhận tại các nông trại, vùng canh tác.


Chuyên gia Trịnh Xuân Thanh (bên trái) thực hiện đánh giá VietGAP chăn nuôi (ảnh TL VinaCert) 

Còn với Công ty TNHH nông nghiệp Làng sen Việt Nam, đây là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Leong Hup 100% vốn của Malaysia đầu tư vào Việt Nam trên lĩnh vực chăn nuôi gà giống và trại heo (lợn) giống. Đến nay, doanh nghiệp đã mở rộng liên kết với các chủ trại chăn nuôi tại khu vực phía Nam để phát triển các loại gà thịt công nghiệp, gà đẻ thương phẩm, gà lông màu và lợn thịt…


Chuyên gia Trịnh Xuân Thanh (bên phải) thực hiện test nhanh nhằm xác định tồn dư chất cấm dùng trong chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi thuộc Công ty TNHH Làng sen Việt Nam (ảnh TL VinaCert)

Thực hiện định hướng phát triển: Hoàn thiện chuỗi liên kết từ trang trại đến bàn ăn bằng cách chọn công ty hoặc nhà đầu tư cho việc liên kết giết mổ, chế biến và phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, Công ty TNHH Làng sen Việt Nam cũng đã sử dụng dịch vụ chứng nhận VietGAP của VinaCert để chứng minh các sản phẩm phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt cũng như thuận tiện trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.


Chuyên gia tập sự Hoàng Hải Hiếu (thứ 2 bên trái ảnh) đánh giá khu vực sản xuất của Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội Xanh, Vĩnh Phúc (Ảnh TL VinaCert)

Nhằm xây dựng thành công thương hiệu rau an toàn; xúc tiến, liên kết, tìm kiếm xuất khẩu một số loại rau xanh có thế mạnh sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan; bao tiêu 100% sản phẩm rau do thành viên sản xuất… Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội Xanh cũng đã sử dụng dịch vụ chứng nhận VietGAP của VinaCert để chứng minh với khách hàng, đối tác về các sản phẩm được sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.

Dựa trên giá trị cốt lõi ‘’3 lợi ích hướng tới sự phát triển bền vững’’ của Tập đoàn C.P việt Nam: Lợi ích cho đất nước, cho người dân, cho công ty. Trong quá trình đầu tư và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam luôn mong muốn đem lại cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, ATTP và truy xuất được nguồn gốc bằng chuỗi cung ứng thực phẩm liên hoàn Feed-Farm-Food.


Chuyên gia Cố vấn Trịnh Tuấn An trao chứng chỉ VietGAP chăn nuôi cho đại diện các Trại chăn nuôi của C.P. Việt Nam (Ảnh TL VinaCert)

Để thực hiện giá trị cốt lõi đó, các trang trại của C.P. Việt Nam đã sớm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi và đã được VinaCert đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP.

Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và đạt chứng nhận của VinaCert là hoạt động kết nối giữa cơ sở sản xuất với nhà phân phối, điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho cả hai bên mà còn là lợi ích thật sự cho bên thứ ba (người tiêu dùng) được sử dụng những sản phẩm chất lượng tốt, bảo đảm an toàn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Đây cũng chính là bằng chứng để các doanh nghiệp chứng minh với cơ quan quản lý nhà nước về việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP.

Thanh Hải IRC
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 41
Tổng truy cập: 10570376