VinaCert đánh giá sự phù hợp của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm trong sơ chế mật ong của Công ty TNHH Phong Sơn theo ISO 22000:2005/HACCP (26/06/2015)

Tin tưởng sử dụng dịch vụ chứng nhận của VinaCert, trong 2 ngày 17/06 và 18/06/2015, Công ty TNHH Phong Sơn LTD (Phong Sơn), đã mời Đoàn đánh giá của VinaCert, tiến hành bước 2 theo kế hoạch đánh giá sự phù hợp của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm tại nhà máy sơ chế mật ong- chi nhánh tại tỉnh Bình Dương.

Sau 25 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật theo quy mô hộ gia đình, năm 2002, Công ty TNHH Phong Sơn, LTD (60 Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) chính thức đăng ký kinh doanh sản phẩm mật ong. Hơn 12 năm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, đến nay, sản phẩm mật ong và sữa ong chúa của Phong Sơn đã có mặt tại Mỹ, châu Âu và thị trường các nước với sản lượng hơn 7.500 tấn/năm.


Cổng vào trụ sở công ty TNHH Phong Sơn tại  thành phố  Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, năm 2009, Phong Sơn đã đầu tư xây dựng một nhà máy có diện tích 15.000 mtại tổ 4, khu phố Khánh Lợi, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nhà máy gồm hệ thống kho, cơ sở sản xuất sơ chế mật ong, phòng xét nghiệm… với những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, bảo đảm cho việc nhập xuất mật ong theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về An toàn thực phẩm của Việt Nam, vượt qua các quy định về “rào cản” kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Phong Sơn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ đánh giá, chứng nhận sự phù hợp của VinaCert. Nhà máy sơ chế mật ong của Phong Sơn đã được VinaCert đánh giá, cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 22000:2005 và chứng nhận An toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn HACPP và GMP lần đầu vào năm 2012.

Sau 03 năm duy trì các điều kiện đảm bảo chất lượng, đầu năm 2015, Phong Sơn tiếp tục tin tưởng sử dụng dịch vụ chứng nhận của VinaCert và đã mời các chuyên gia đến xem xét, đánh giá hồ sơ đợt I vào tháng 1 năm 2015.

Theo kế hoạch đánh giá, ngày 17/6 và 18/06/2015, Đoàn đánh giá của VinaCert do anh Phan Hoàng Luật- làm trưởng đoàn, đã tới nhà máy chi nhánh của Phong Sơn tại Bình Dương, tiến hành bước 2- đánh giá chứng nhận hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm của xưởng sơ chế mật ong. Cụ thể là đánh giá sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005, TCVN 5603:2008 HACCP; ­Đánh giá khả năng của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm nhằm đảm bảo Công ty đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, các yêu cầu của quy định và nêu trong hợp đồng; Đánh giá hiệu quả của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm để đảm bảo Công ty liên tục đạt được các mục tiêu đã đề ra; ­Xem xét các cải tiến liên tục của công ty…

 
Ban Lãnh đạo công ty Phong Sơn và Đoàn đánh giá VinaCert họp triển khai kế hoạch đánh giá

Tiếp đón và làm việc với đoàn đánh giá của VinaCert, phía Cty Phong Sơn có ông Hồ Văn Tịnh- Phó Giám đốc, cùng đại diện Ban An toàn Thực phẩm và Các bộ phận liên quan: Phòng QLCL, Phòng thí nghiệm, Phòng Sản xuất…

Trong cuộc họp thống nhất nội dung và triển khai kế hoạch đánh giá, Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Phong Sơn đã bày tỏ sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ chứng nhận của VinaCert. “Phong Sơn đang có kế hoạch phát triển các sản phẩm từ việc nuôi ong lấy mật, như: sữa ong chúa; keo ong; sáp ong. Sứ mệnh của chúng tôi là sản xuất một sản phẩm tự nhiên 100%, duy trì bền vững cho mọi người thưởng thức quanh năm. Qua đó, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới...”- ông Hồ Văn Tịnh chia sẻ.

Ngay sau cuộc họp thống nhất nội dung và kế hoạch đánh giá, căn cứ theo chuẩn mực chứng nhận của Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005, TCVN 5603:2008 HACCP; Thông tư 28/2012/TT­BKHCN (quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật), Đoàn đánh giá VinaCert đã tiến hành các bước theo quy trình đánh giá, xác định sự phù hợp của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm tại xưởng sơ chế mật ong.

Đoàn đánh giá tập trung vào các yêu cầu chứng nhận của cơ sở sơ chế mật ong tự nhiên, gồm: Quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ; Quy trình đánh giá nội bộ; Quy trình xem xét của lãnh đạo; Quy trình hành động khắc phục; Quy trình đối phó tình trạng khẩn cấp; Quy trình truy xuất nguồn gốc; Quy trình kiểm soát sản phẩm không an toàn tiềm ẩn; Quy trình thu hồi sản phẩm; Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp; Quy trình sản xuất mật ong; Các chương trình tiên quyết: PRP 01 – PRP 07; Kế hoạch HACCP mật ong;…


Khu vực nhà kho của xưởng sơ chế mật ong của Phong Sơn, chi nhánh tại Bình Dương

Bằng phương pháp trực quan, Đoàn đánh giá đã thăm quan toàn bộ khu vực nhà kho, xưởng sơ chế mật ong theo quy trình khép kín từ khâu tiếp nhận nguyên liệu mật ong ­=> Lọc lần 1 =­> Bơm vào phuy =­> Kiểm tra trọng lượng, kháng sinh =­> Lọc lần 2 =­> Trộn =­> Lắng ­=> Đóng gói =­> Thành phẩm.

Bằng phương pháp truy xuất tài liệu, mẫu sản phẩm và phỏng vấn trực tiếp, Đoàn đánh giá đã thẩm tra các tiêu chuẩn, xác định sự phù hợp của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm của công ty với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005, TCVN 5603:2008 và HACCP; Đánh giá khả năng của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, các yêu cầu của quy định nêu trong hợp đồng; Đánh giá hiệu quả của hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm để đảm bảo công ty liên tục đạt được các mục tiêu đã đề ra; Xem xét các cải tiến liên tục nhằm đảm bảo duy trì hệ thống QLCL của Cty Phong Sơn.

Sau 2 ngày tập trung trí lực, làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm và cường độ cao, Đoàn đánh giá của VinaCert đã giải quyết lượng công việc đồ sộ. Kết quả đánh giá cho thấy: Chính sách ATTP của Phong Sơn đảm bảo theo các yêu cầu ISO 22000:2005/HACCP, thể hiện cam kết của lãnh đạo công ty về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu pháp luật hiện hành.

Theo kết luận đánh giá: Cty Phong Sơn đã thiết lập chương trình tiên quyết  (PRPs) và đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, tổng số có 07 PRPs đã được thiết lập và duy trì hồ sơ kiểm soát. Kế hoạch HACCP cũng đã được Cty Phong Sơn xây dựng, thực hiện theo hoạch định. Việc duy trì hồ sơ phân tích mối nguy giúp các phòng chuyên môn giải quyết một cách hợp lý tất cả các mối nguy hiểm thực sự gắn liền với sản phẩm mật ong.

Các chương trình hành động tiên quyết (OPRP) cũng được Công ty triển khai thực hiện và kiểm soát thông qua kế hoạch kiểm soát điều kiện an toàn nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, vệ sinh cá nhân, xử lý chất thải và các nguồn lây nhiễm. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, kiểm tra hàng ngày- hàng tuần, duy trì hồ sơ… đạt mục tiêu đề ra.

Những năm qua, Cty Phong Sơn không ngừng phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu thông qua các Hội thảo quốc tế, như: Tổ chức CBI với thị trường Châu âu; Hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PUM Hà lan. Tham gia các Hội chợ chuyên ngành: SIAL Paris; FOODEXPO Tp.HCM...

Cùng với việc sử dụng dịch vụ chứng nhận chất lượng của các đơn vị uy tín như: dịch vụ truy nguyên nguồn mật ong của TRUE SOURCE HONEY; Chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm HALA; Dịch vụ đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của VinaCert… khả năng cạnh tranh của sản phẩm mật ong Phong Sơn ngày càng cao hơn các doanh nghiệp khác. Lợi thế này đặc biệt phát huy hiệu quả tại những thị trường “khó tính”, coi các đặc tính kỹ thuật yêu cầu chứng nhận như một điều kiện để cung ứng như Mỹ và châu Âu.

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tiêu chuẩn ISO 22000:2005 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuổi dây chuyền cung ứng về thực phẩm được xây dựng bởi những chuyên gia & tổ chức quốc tế về lĩnh vực thực phẩm có kết hợp với những nguyên tắc của hệ thống HACCP về vệ sinh thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy & kiểm soát những điểm trọng yếu trong quá trình sản xuất - chế biến thực phẩm) và với Ủy ban thực phẩm CODEX (CODEX - Cơ quan liên kết giữa Tổ chức lương nông thế giới của Liên hiệp quốc FAO (United Nations’ Food and Agriculture Organization) và Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) để biên soạn các tiêu chuẩn về thực phẩm). TCVN ISO 22000 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 22000:2005; TCVN ISO 22000:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Trích: Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 http://www.tcvn.gov.vn.

 Một số hình ảnh của Đoàn đánh giá tại Cty Phong Sơn:


Bằng phương pháp trực quan, Đoàn đánh giá đã kiểm tra toàn bộ khu vực nhà kho


Đoàn đánh giá truy xuất hồ sơ và mẫu mật ong để kiểm tra


Đoàn đánh giá kiểm tra các phuy đựng mật ong nguyên liệu

 
Việc thực hiện các điều kiện ATTP trong sơ chế mật ong của Phong Sơn được thực hiện nghiêm ngặt


Khu vực các téc bồn đựng mật ong thành phẩm

Thanh Hải IRC
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 43
Tổng truy cập: 10558306