VinaCert đào tạo nội bộ "Kỹ thuật thống kê cơ bản" (31/03/2024)

Ngày 30/3/2024, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert tổ chức khóa đào tạo nội bộ “Kỹ thuật thống kê cơ bản”.


Giảng viên cao cấp Phó Đức Trù tại khóa đào tạo. 

Khóa đào tạo do Giảng viên cao cấp Phó Đức Trù thực hiện đã giúp học viên đến từ các phòng ban của VinaCert hiểu rõ khái niệm, phương pháp và kỹ thuật thống kê cơ bản, từ đó áp dụng vào các công cụ quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ; Sử dụng một số kỹ thuật thống kê cơ bản trong phân tích dữ liệu phục vụ cho các công việc khác nhau.

Phát biểu đề dẫn cho nội dung đào tạo, giảng viên Phó Đức Trù cho biết, kỹ thuật thống kê là kiến thức và là kỹ năng cơ bản khi chúng ta đọc các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý, thí nghiệm, đánh giá,… Ví dụ như trong ISO 9000, điều 9.1 “theo dõi, đo lường và đánh giá”, điều khoản 9.1.3 về phân tích dữ liệu có yêu cầu “Tổ chức phải xác định những gì cần phải theo dõi và đo lường”, và phần chú thích có ghi: Cần sử dụng kỹ thuật thống kê. Làm trong lĩnh vực thử nghiệm, lĩnh vực nông nghiệp,… lại càng phải hiểu các khái niệm có trong kỹ thuật này.

“Để vận dụng vào công việc, cần phải hiểu đúng và hiểu rõ các khái niệm cơ bản của Kỹ thuật thống kê, từ đó vận dụng một cách linh hoạt vào công việc. Hiểu chính xác về “gốc gác” của các khái niệm cơ bản trong thống kê thì mới nắm bắt và giải quyết được gốc rễ của vấn đề, đây cũng là tiền đề để tiếp cận các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý.” Giảng viên Phó Đức Trù nhấn mạnh.


Toàn cảnh khóa đào tạo.

Trên cơ sở đó, giảng viên cao cấp Phó Đức Trù đã giới thiệu về Mô hình xử lý thống kê, giải thích các thuật ngữ: Cá thể (item): Đối tượng thực sự hay quy ước được đo, quan trắc; Tổng thể (population): Toàn bộ các cá thể được xét; Lô (lot): Một lượng cá thể xác định được sản xuất trong điều kiện được coi là đồng nhất; Mẫu (sample): Một số cá thể lấy từ lô/qúa trình để cung cấp thông tin về lô và làm căn cứ để quyết định về lô/tổng thể/quá trình. Cỡ lô (N)/m: Số cá thể trong lô/mẫu.

Giới thiệu về Thống kê cơ bản, giảng viên Phó Đức Trù cho biết, đây là các phép đo dưới dạng số xuất phát từ một mẫu (gồm n cá thể), các phép đo dưới dạng số xuất phát từ tổng thể. Trong thống kê mô tả trung tâm, thường sử dụng các phép đo chủ yếu: Mean (Trung bình) và Median (Trung vị).

Tuy bị ảnh hưởng bởi các số liệu cực trị, nhưng phép đo Mean lại có ưu điểm là quen thuộc và sử dụng mọi thông tin trong mẫu. Còn với phép đo Median, tuy có ưu điểm ổn định khi có số liệu cực trị, nhưng nhược điểm lại là việc bỏ qua các cự trị.

Thông qua việc dẫn dắt quá trình từ thu thập, phân tích số liệu bằng các phương pháp thống kê cùng các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp, giảng viên Phó Đức Trù còn giúp học viên của VinaCert nắm bắt được yêu cầu trong quy tắc Six sigma, từ đó giúp giảm độ biến động quá trình và tỷ lệ sai lỗi.

Bằng phương pháp tiếp cận nhanh – “Mix & Match”, giảng viên Phó Đức Trù đã đồng thời cung cấp những lý thuyết và đưa ra các dẫn chứng khách quan có liên quan, giúp học viên nắm được kiến thức và vận dụng vào giải các bài tập tình huống cụ thể.

 
 
 

VinaCert

 

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 57
Tổng truy cập: 10593541