Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nhằm “Nâng cao giá trị sản phẩm thông qua kỹ thuật quản lý chất lượng sản phẩm; quản lý vệ sinh thủy sản” (26/06/2014)

Ngày 25/6/2014, Ngành thủy sản Việt Nam đã có một buổi Hội thảo về nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh ngành thủy hải sản tại TP Đà Nẵng.

Hội thảo này nằm trong chương trình Hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản về đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao việc quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh ngành thủy sản Việt Nam và quảng bá sản phẩm thủy sản của thành phố Kushiro, Nhật Bản.

Tại hội thảo, ông Imai Takeshi (cố vấn cao cấp về thủy sản các DN vừa và nhỏ của Nhật Bản) đã trình bày đề tài “ Nâng cao giá trị sản phẩm thông qua kỹ thuật quản lý chất lượng sản phẩm; quản lý vệ sinh thủy sản” và tiềm năng của thị trường Châu Á. Theo ông Takeshi, việc đánh bắt thủy sản tại Việt Nam đang bị manh mún, nhỏ lẻ và không được trang bị các thiết bị hỗ trợ nhiều. Ông chia sẻ cách đánh bắt và bảo quản thủy sản ở Nhật Bản. Để đảm bảo độ tươi ngon của thủy sản, cá được đánh bắt xong phải cho ngay vào các thùng nước đá hoặc các thùng xốp đã được làm lạnh để bảo quản, tránh cá tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ngư dân không nên dùng đá bắt đầu tan để bảo quản cá và khi thu hoạch cá phải làm thế nào cho cá chết nhanh không để cá vùng vẫy, giãy dụa nhiều sẽ làm giảm chất lượng cá.


Ông Imai Takeshi trình bày đề tài

Tại hội thảo, đại diện của TP Kushiro cũng giới thiệu cho phía Việt Nam về kỹ thuật bảo quản độ tươi và quản lý vệ sinh tất yếu để thực hiện tăng giá trị thặng dư của thủy sản. Các thiết bị và phương pháp được giới thiệu có:

-          Thiết bị diệt khuẩn điện giải nước biển của công ty ST.Technos Co.ltd.

-          Thiết bị sản xuất đá Nitơ của công ty Showa reito Co.ltd.

-          Hệ thống làm đá bào mịn liên hợp của công ty Nikko Co.ltd.

·         Với máy sát khuẩn điện giải nước biển ngư dân có thể tận dụng được lợi thế an toàn và vô cùng tiện lợi của nước biển, cấu tạo đơn giản dễ lắp đặt và thao tác. Đặc biệt là nó có hiệu quả trong việc áp chế vi khuẩn Vibrio gây bệnh đường ruột, làm giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thủy hải sản.

·         Đá Nitơ là loại đá không chứa Oxy hoàn toàn khác so với đá thông thường chúng ta hay dùng. Đá Nitơ giúp làm giảm sự thoái hóa bởi quá trình oxi hóa khi thủy sản tiếp xúc với Oxy trong không khí, giúp ngăn ngừa sự sụt giảm chất lượng thủy sản do vi khuẩn tăng trưởng nhanh trong quá trình bảo quản và giảm sự suy thoái do enzyme trong nội tạng cá. Hơn nữa Nitơ được chiết xuất từ trong không khí nên không gây ảnh hưởng tới môi trường, độ an toàn với sức khỏe con người rất cao. Vì thế đá Nitơ là một giải pháp để kéo dài sự tươi ngon và an toàn thực phẩm mà ngư dân hoàn toàn có thể làm chủ được.

·        Đá bào mịn là dạng đá bào có kích cỡ cực nhỏ khoảng 8/1000mm, tốc độ làm lạnh cực nhanh, bảo quản tại nhiệt độ âm dài lâu. Đá bào mịn giúp làm lạnh toàn bộ thân cá mà không cần bọc cá, không tổn thương mình cá và vẫn giữ được  màu xanh trên thân cá. Đặc biệt là độ tươi sẽ được duy trì lâu.

Kết thúc hội thảo, ông Trần Đình Quỳnh (Giám đốc Sở NNPTNT TP Đà Nẵng) đã cảm ơn đoàn Nhật Bản đã có những chia sẻ kinh nghiệm hết sức bổ ích cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Ông cũng hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Việt Nam và Nhật Bản; hy vọng về ngành thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều những đơn hàng xuất khẩu sang nước Nhật và đi khắp thế giới.

 

VINACERT
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 133
Tổng truy cập: 10484708