Quản lý sức khỏe thủy sản theo quy trình VietGAP (02/06/2016)

Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe động vật thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu rủi ro về bệnh dịch.

 

Quản lý sức khỏe thủy sản là một trong các nội dung kiểm soát với quy định cụ thể về yêu cầu cần tuân thủ khi thực hành nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGAP. Dưới đây là hướng dẫn quản lý sức khỏe thủy sản đối với tôm chân trắng, tôm sú nuôi thương phẩm theo quy trình VietGAP.

1. Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản

Có Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản (KHQLSKTS) phù hợp với điều kiện cơ sở nuôi với sự tham vấn của cán bộ chuyên môn. Kế hoạch cần được xem xétđiều chỉnh khi cần thiết. Nội dung của kế hoạch ít nhất bao gồm:

Quy trình nuôi và chăm sóc tôm;

Các bệnh thườngặp và phác đồ điều trị hoặc phươnpháp điều trị;

Biện pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh và quy trình ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh;

Biện pháp loại bỏ và xử lý tôm nhiễm bệnh/chết.

2. Giống thủy sản

- Nguồn gốc thủy sản: Giống được mua từ trại giống/cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện do cơ quan quản lý thủy sản địa phương công bố.

- Chất lượng giống:

+ Tôm sú giống tối thiểu là postlarvae 15 (PL15)hoặc chiều dài ≥ 12mm.

+ Tôm chân trng giống tối thiểu là postlarvae 12 (PL12) tương ứng với chiều dài 9 - 11mm.

+ Tôm giống phải sạch 1 số tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

+ Có chứng từ mua giống (tênđịa chỉ cơ sở bángiống, số lượng, kích cỡ, giống, ngày bán).

+ Có Giấy chứng nhận kiểm dịch con giống theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (bản gốc nếu mua cả lô hoặc bản photo nếu mua chung).

3. Chế độ cho ăn

- Liều lượng và số lần cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy trình nuôi tôm trong KHQLSKTS.

- Có thể điều chỉnh lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày sao cho phù hợp với nhu cầu và sức khỏe tôm.

- Kích cỡ thức ăn phù hợp với độ tuổi/cỡ tôm.

- Không sử dụnghocmon, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng.

- Phải ghi chép thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho ăn ở từng ao nuôi.

4. Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây labệnh dịch

- Theo dõi sức khỏe:

+  Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

+ Định kỳ xác định tỉ lệ sống, khối lượng trung bình của tôm trong từng ao theo quy trình nuôi trong KHQLSKTS.

+ Ghi chép thông tin liên quan đến sức khỏe tôm từng ao: Ngày, dấu hiệu/triệu chứng tôm bị bệnh, sức khỏe tôm, ước tính tỉ lệ tôm bị bệnh, nguyên nhân (nếu biết) và biện pháp xử lý; Tỷ lệ sống, khối lượng trung bình, tổng sinh khối tôm ước tính từng ao.

- Cách lngăn chặn lây nhiễm bệnh:

+ Dụng cụ, thiết bị (trừ các thiết bị đo môi trường) trong quá trình nuôi tôm phải được sử dụng riêng biệt, được làm sạch, tẩy/khử trùng trước và sau khi dùng.

+ Không được xả nước ao nuôi có tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.

+ Vớt tôm chết và thu gom, loại bỏ kịp thời (theo cách xử lý chất thải hữu cơ) để không lây lan mầm bệnh tại nơi nuôi và môi trường bên ngoài.

- Quan trc và quản lý chất lượnnước:

+ Kiểm tra, điều chỉnh chất lượng nước nuôi theo quy trình nuôi tronKHQLSKTS nhằm đảm bảo sức khỏe tôm.

+ Ghi chép kết quả kiểm tra chất lượng nước nuôi từng ao và biện pháp điều chỉnh, ít nhất gồm: ngày và người kiểm tra, kết quả kiểm tra,cách xử lýkết quả xử lý.

- Dập dịch và thông báo dịch:

Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bất thường/bệnh, chết hoặc nghi ngờ mắc bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, bệnh hoại tử cơ, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi, cơ sở nuôi:

+ Phải thông báo cho cơ quan thú y hoặc cơquan quản lý thủy sản gần nhất và phối hợp với các cơ sở nuôi xung quanh để thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

+ Phải khử trùng nước trong ao nuôi tôm bị bệnh; khử trùng công cụ, dụng cụ, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hóa chất được phép sử dụng.

+ Ghi chép ngày xảy ra bệnh dịch; Ngày dập dịch, khử trùng; Tên bệnh và biện pháp dập dịch, khử trùng; Hóa chất sử dụng và liều dùng.

- Xử lý thủy sản chết:

+Trường hợp tôm chết do mắc bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, bệnh hoại tử cơ, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi, cơ sở nuôi đề nghị Chi cục Thú y tiêu hủy theo Điều 19, Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT (đến ngày 30/6/2016) và theo Điều 18, Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT (từ ngày 1/7/2016).

+ Trường hợp tôm chết không do bệnh nêu trên cơ sở nuôi xử lý như với xử lý chất thải hữu cơ: thu gom và loại bỏ kịp thời.

+ Ghi chép ngày, khối lượng tôm chết, biện pháp và người xử lý tôm chết.

5. Sử dụng kháng sinh

- Cơ sở nuôi chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định tôm bị bệnh do vi khuẩn.

- Phải tuân theo phác đồ điều trị hoặc phương pháp điều trị hoặc đơn thuốc của cán bộ chuyênmôn.

- Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh tôm.

- Mỗi lần sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi phải ghi thông tin: ao xử lý; Nguyên nhân/triệu chứng bệnh; Tên kháng sinh; Ngày bắt đầu và kết thúc điều trị: Thời điểm được phép thu hoạch; Liều dùng và cách dùng; Người thực hiện.

- Ngừng sử dng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyếcáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

- Lưu đơn thuốc, phác đồ điều trị trong trường hợp cách xử lý không nằm trong kế hoạch quản lý sức khỏe và ghi chép các thông tin: ao xử lý; Nguyên nhân/triệu chứng bệnh; Tên kháng sinh; Ngày bắt đầu và kết thúc điều trị: Thời điểm được phép thu hoạch; Liều dùng và cách dùng; Người thực hiện.

6. Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch

- Sau khi thu hoạch, cơ sở nuôi phải xử lý bùn thải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thực hiện tẩy trùng, cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi mới theo đúng quy trình nuôi trong KHQLSKTS.

- Phải đảm bảo ngừng/nghỉ ít nhất 30 ngày giữa hai vụ nuôi để cải tạo nền đáy ao, cắt mầm bệnh giữa hai vụ.

- Cơ sở nuôi phải ghi chép các hoạt động cải tạo, tẩy trùng, xử lý nước thải, bùn thải và thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ.

Nội dung bài viết tham khảo từ Quyết định số 4835/QĐ-BNN-TCTS Ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.Vannamel), Tôm sú (P.Monodon).

VINACERT
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 67
Tổng truy cập: 10583821