Vai trò của hoạt động giám định thương mại (11/06/2013)

Giám định là hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Giám định thương mại có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động thương mại cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

 

Giám định giúp thuận lợi hóa hoạt động thương mại

Trong các hoạt động thương mại những tranh chấp, rủi lo luôn thường trực khi hàng hóa phải đối diện với những tổn thất, rủi ro. Kết quả của hoạt động giám định (chứng thư) sẽ tháo gỡ nhứng khó khăn này.

Đối với bên bán: Chứng thư giúp chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, tiết kiệm thời gian và chi phí; là cơ sở để thanh toán tiền hàng hóa.

Đối với bên mua: Chứng thư là cơ sở xác nhận nhận đúng và đủ hàng, không phải tự kiểm tra hàng hóa với số lượng lớn. Đồng thời chứng thứ là chứng cứ để đòi bồi thường nếu có tổn thất hàng hóa.

Đối với người vận chuyển, bốc dỡ: Chứng thư xác nhận phương tiện vận tải đủ điều kiện, thực hiện đúng kỹ thuật vận tải; có trách nhiệm hạn chế tổn thất khi có sự cố và để tính cước vận chuyển.

Đối với nơi bảo quản: Chứng thư xác nhận điều kiện kho bãi, bảo quản hàng hóa; giám sát/ xác nhận về số lượng, khối lượng; tình trạng, chất lượng… hàng hóa khi giao nhận.

Đối với nhà bảo hiểm: chứng thư độc lập – vô tư xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm về tổn thất hàng hóa để làm cơ sở bồi thường.

Đối với tổ chức tín dụng: Chứng thư là cơ sở để chuyển tiền cho người bán; xác định giá trị tài sản cầm cố khi cho vay tín dụng; đảm bảo an toàn kinh doanh…

Như vậy, Giám định làm tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng thương mại.

Giám định phụ vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước

Đối với cơ quan Hải quan: Chứng thư về số/ khối lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa… là cơ sở để thông quan, tính thuế, chống tình trạng buôn lậu/ gian lận thương mại…

Đối với cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa: Giúp ngăn ngừa nhập hàng xấu, hàng cấm, phế thải; ngăn ngừa xuất khẩu hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn làm mất uy tín quốc gia/ doanh nghiệp; kiểm soát quá trình lưu thông hàng hóa nội địa…

Đối với cơ quan quản lý môi trường: Giám định giúp xác định các yếu tố tác động đến môi trường, không nhập phế thải/ chất độc hại; không nhập máy móc thiết bị lạc hậu..

Ngoài ra, giám định giúp cơ quan quản lý nhà nước định giá doanh nghiệp cổ phần hóa; định giá tài sản/ hàng hóa trong mua bán, cầm cố… sát giá thị trường nhằm làm giảm thiệt hại cho các bên.

Giám định thương mại tham gia công tác tư vấn pháp lý thương mại, chất lượng hàng hóa, xuất nhập khẩu, áp dụng và xây dựng hệ thống chất lượng…

Khi có vấn đề liên quan đến luật pháp, công tác giám định sẽ hỗ trợ công tác điều tra, tòa án, trọng tài như: xác định chính xác số lượng/ khối lượng, chất lượng và chủng loại, giá trị còn lại, giá cả của hàng hóa/ tài sản, giúp điều tra, xử lý các vụ  án liên quan đến tham ô, buôn lậu, gian lận thương mại, tranh chấp các hợp đồng kinh tế…

VinaCert

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 45
Tổng truy cập: 10558306